Tin Tức
39 TT-BTC (20.04.18) Sửa đổi TT 38 Về thủ tục hải quan
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2018/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ SỐ 38/2015/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Thuế bảo vệ môi trường ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định 29/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế.”
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế
1. Người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là tờ khai hải quan) khi đề nghị cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trừ trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
2. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hồ sơ khai bổ sung; hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế; báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ; hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp theo quy định tại Thông tư này phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan căn cứ vào các thông tin trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.
3. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản.
4. Các chứng từ thuộc hồ sơ nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan, người nộp thuế phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. Đối với trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, người khai hải quan phải ký tên đóng dấu trên bản dịch.”
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Hồ sơ, mẫu hàng hóa xác định trước mã số
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp;
c) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
Cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hồ sơ xác định trước xuất xứ
Hồ sơ xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
3. Hồ sơ xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan
a) Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch (nếu có): 01 bản chụp;
c) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;
d) Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp;
đ) Các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp.
Trường hợp chưa có giao dịch thực tế, tổ chức, cá nhân chưa có các chứng từ nêu tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.
4. Hồ sơ xác định trước mức giá
a) Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp;
c) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 01 bản chụp;
d) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chụp;
đ) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;
e) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước mức giá (nếu có): 01 bản chụp.
Trường hợp người khai hải quan chưa có các chứng từ theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.
5. Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi tổ chức, cá nhân đối với các trường hợp sau:
a) Không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
b) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:
b.1) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, thuộc vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
b.2) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã được Tổng cục Hải quan tiếp nhận và chờ kết quả xử lý.
c) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước.”
4. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai). Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra theo thông báo phân luồng tờ khai của Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư này.
2. Việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.”
5. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 16. Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
d.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
d.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;
d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
đ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
đ.1) Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
đ.2) Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
e) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
h) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế
Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Việt Nam:
a.1) Hợp đồng cung cấp hàng hóa (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu): 01 bản chụp;
a.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác): 01 bản chụp;
a.3) Văn bản xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương; các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; viện trợ hàng hóa nhập khẩu cho một số địa phương, nhưng do một tổ chức nhà nước thuộc Trung ương làm đầu mối nhận hàng và phân phối): 01 bản chính;
a.4) Văn bản xác nhận viện trợ của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương): 01 bản chính.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài:
b.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp;
b.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;
b.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp.
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài:
c.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp;
c.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;
c.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho dự án (trường hợp đơn vị thực hiện dự án không trực tiếp xuất khẩu): 01 bản chụp.
d) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đi thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê:
d.1) Hợp đồng bán hàng theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp;
d.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp;
d.3) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đối với máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ: 01 bản chính;
d.4) Hợp đồng ký với bên nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê: 01 bản chụp.
đ) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: 01 bản chính Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an;
e) Đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cho thuê tài chính để cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp hợp đồng cho thuê tài chính trong đó nêu rõ bên thuê tài chính là doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016);
g) Hàng hóa của các nhà thầu nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào khu phi thuế quan để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu: 01 bản chụp hợp đồng bán hàng vào khu phi thuế quan theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong đó, quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu.
4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, người khai hải quan nộp:
a) Danh mục hàng hóa miễn thuế mẫu 06 ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng hoàn toàn việc tiếp nhận Danh mục hàng hóa miễn thuế điện tử, người khai hải quan phải thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống.
Trường hợp thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế bản giấy, người khai hải quan xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa miễn thuế theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận;
b) Hợp đồng đi thuê và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ hoạt động dầu khí; hợp đồng dịch vụ công việc cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí: 01 bản chụp;
c) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp;
d) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư hoặc để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu: 01 bản chụp.
5. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp giảm thuế
Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp hồ sơ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
6. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp không thu thuế
Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, người khai hải quan phải nộp:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba, tái xuất vào khu phi thuế quan:
Công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái xuất, số tờ khai hải quan nhập khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở Việt Nam: 01 bản chính;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam:
Công văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái nhập, số tờ khai hải quan xuất khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài: 01 bản chính;
c) Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được hoàn thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế:
Công văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền chi tiết theo từng loại thuế, số chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, số tờ khai hải quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chính.”
6. Bổ sung Điều 16a như sau:
"Điều 16a. Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hồ sơ hải quan người khai hải quan phải lưu giữ gồm:
a) Tờ khai hải quan;
b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép;
c) Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành được cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản và Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa phải lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý, kiểm tra chuyên ngành;
d) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành;
đ) Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả hợp đồng gia công, hợp đồng thuê gia công lại, hợp đồng thuê mượn, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng sửa chữa, bảo hành và phụ lục hợp đồng, các chứng từ có liên quan đến điều chỉnh, bổ sung hợp đồng) hoặc các chứng từ có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu;
e) Chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư;
g) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
h) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác, có giá trị tương đương;
i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có bảng kê chi tiết hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
l) Tài liệu kỹ thuật, catalogue, bản phân tích thành phần, chứng thư giám định liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có);
m) Danh mục máy móc thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi khi khai báo mã số đối với trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, 85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và trường hợp phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC;
n) Sổ, chứng từ kế toán có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm cả dữ liệu, chứng từ, tài liệu về xuất kho, nhập kho hàng hóa;
o) Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu làm cơ sở lập báo cáo quyết toán; định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư cho từng mã sản phẩm, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất, sơ đồ giác mẫu (nếu có), định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu;
p) Hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
q) Hồ sơ khác liên quan đến việc miễn thuế theo quy định tại Điều 5 đến Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; hồ sơ giảm thuế quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; hồ sơ hoàn thuế quy định tại Điều 33 đến Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Điều 129 Thông tư này; hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Điều 16 Thông tư này; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; nộp dần tiền thuế nợ và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 134, 135, 136, 140 Thông tư này;
r) Văn bản thông báo kết quả xác định trước về mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (nếu có);
s) Hồ sơ liên quan đến việc khai bổ sung, thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này;
t) Hồ sơ liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 86 Thông tư này và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần theo quy định tại Điều 93 Thông tư này;
u) Các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản pháp luật khác có quy định.
2. Người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra sau thông quan, thanh tra. Bản chính có thể được thể hiện dưới dạng chứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy.
Trường hợp bản chính dưới dạng chứng từ giấy đã nộp cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải lưu bản chụp. Đối với chứng từ dưới dạng điện tử, người khai hải quan phải lưu bản điện tử.
Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã được, công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan) thì chủ hàng chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp chủ hàng là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.”
7. Khoản 1 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi điểm a, điểm e khoản 1 như sau:
“a) Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này và nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất xuất khẩu, và xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, người khai hải quan phải khai mã sản phẩm xuất khẩu, mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phù hợp với thực tế quản trị, sản xuất của người khai hải quan tại chỉ tiêu mô tả hàng hóa theo hướng dẫn của Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu;
e) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt thì người khai hải quan phải khai và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh, trừ trường hợp bán hàng sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; khai và làm thủ tục hải quan nhập cảnh trước khi làm thủ tục nhập khẩu; trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ phải khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;”
b) Bổ sung điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o và điểm p khoản 1 như sau:
“i) Một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai hải quan, nhiều vận đơn khai trên một tờ khai hải quan hoặc hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
k) Khi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan phải khai đầy đủ số hiệu container trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container và số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan xuất khẩu của cùng một chủ hàng đóng chung container hoặc chung phương tiện chứa hàng thì người khai hải quan phải thông báo thông tin hàng hóa đóng chung container, chung phương tiện chứa hàng theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi thực hiện các thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan;
l) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng thuộc diện miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để tổ chức giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này và miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
m) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
n) Trường hợp hàng hóa gửi nhầm, gửi thừa so với hợp đồng mua bán hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 20 hoặc từ chối nhận hàng theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Thông tư này;
o) Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan theo mẫu số 41/TB-HTSC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và lựa chọn phương thức khai hải quan thông qua đại lý hải quan hoặc tại trụ sở cơ quan hải quan. Căn cứ vào phương thức khai hải quan do người khai hải quan đăng ký tại mẫu số 41/TB-HTSC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan;
p) Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016 thì chủ dự án phải thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
8. Khoản 2, 3, 4 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan
Hệ thống tự động kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:
a) Người khai hải quan không thuộc diện áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:
a.1) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;
a.2) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; hàng hóa xuất khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng;
a.3) Hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
b) Người khai hải quan không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
c) Các thông tin trên tờ khai hải quan phải đảm bảo tính đầy đủ, phù hợp theo hướng dẫn tại Thông tư này;
d) Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi cho người khai hải quan. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan quy định tại khoản này và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
3. Phân luồng tờ khai
a) Tờ khai hải quan điện tử:
a.1) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:
a.1.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);
a.1.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2);
a.1.3) Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3).
a.2) Tờ khai vận chuyển độc lập:
a.2.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);
a.2.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2).
b) Tờ khai hải quan giấy, Bản kê vận chuyển:
Căn cứ căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định kết quả phân luồng tờ khai hải quan, Bản kê vận chuyển theo một trong các hình thức quy định tại điểm a khoản này.
4. Thời điểm thông báo kết quả phân luồng
Tờ khai hải quan được cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan.
Căn cứ vào thông tin cập nhật đến thời điểm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến cửa khẩu, trường hợp thông tin về cơ sở phân luồng có thay đổi so với thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan.”
9. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
1. Các trường hợp khai bổ sung
Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
a) Khai bổ sung trong thông quan:
a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
a.3) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục khai bổ sung
Trừ các trường hợp khai bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này, thủ tục khai bổ sung thực hiện như sau:
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
a.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 hoặc mẫu số 04 hoặc mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống. Trường hợp khai bổ sung trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.
Khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc<
08/2019/TT-BKHCN về QCVN 19 2019 BKHCN đèn Led
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 08/2019/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2019
THÔNG TƯ
Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng
bằng công nghệ LED”
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và
Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học
và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư ban hành “Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED”.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản
phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED (QCVN 19:2019/BKHCN).
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
Các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN
được sản xuất, nhập khẩu trước lộ trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 thì
tiếp tục được lưu thông trên thị trường đến hết ngày 01 tháng 6 năm 2022.
Điều 4. Lộ trình áp dụng QCVN
1. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập
khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp
26 CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019
ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định tại Mục 2.1.1;
2.1.2; 2.1.3 và 2.2.1 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
2. Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021, các sản phẩm quy định tại Phụ lục ban
hành kèm theo QCVN 19:2019/BKHCN phải đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định
tại Mục 2 của QCVN 19:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản
phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN
19:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm
tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá
nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được
hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tùng
CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019 27
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 19:2019/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ SẢN PHẨM CHIẾU SÁNG BẰNG CÔNG NGHỆ LED
National technical regulation on LED lighting products
HÀ NỘI - 2019
28 CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019
QCVN 19:2019/BKHCN
Lời nói đầu
QCVN 19:2019/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản
phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN ngày 25
tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019 29
QCVN 19:2019/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ SẢN PHẨM CHIẾU SÁNG BẰNG CÔNG NGHỆ LED
National technical regulation on LED lighting products
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và
các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng thông dụng sử dụng công
nghệ đi-ốt phát sáng - LED (sau đây gọi là sản phẩm chiếu sáng LED) được quy định
tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với:
- Thiết bị chiếu sáng bằng công nghệ LED trên các phương tiện giao thông vận
tải quy định tại QCVN 35:2017/BGTVT;
- Thiết bị chiếu sáng trong công trình chiếu sáng quy định tại QCVN 07-7:2016/BXD;
- Thiết bị chiếu sáng trong phương tiện quảng cáo ngoài trời quy định tại QCVN
17:2018/BXD.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu,
kinh doanh sản phẩm chiếu sáng LED quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này,
các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Công nghệ LED: là công nghệ phát sáng sử dụng các đi-ốt có thể phát ra
các bước sóng ánh sáng khi có dòng điện đi qua, có thể là vùng hồng ngoại, tử ngoại
hoặc vùng ánh sáng nhìn thấy.
1.3.2. Bóng đèn LED: là tập hợp các linh kiện thành một thiết bị sử dụng công nghệ
LED để chiếu sáng, có thể có hoặc không tích hợp bộ điều khiển, được thiết kế để kết
nối với nguồn điện thông qua đầu đèn tiêu chuẩn được tích hợp.
1.3.3. Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền: là khối khi tháo rời sẽ bị hỏng vĩnh viễn,
được lắp cùng với đầu đèn và kết hợp với nguồn sáng LED và phần tử bổ sung cần
thiết để vận hành ổn định các nguồn sáng.
30 CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019
QCVN 19:2019/BKHCN
1.3.4. Nguồn sáng LED: là tập hợp các linh kiện thành một thiết bị sử dụng công
nghệ LED để chiếu sáng.
1.3.5. Đèn điện LED: là một thiết bị hoàn chỉnh bao gồm một hoặc nhiều nguồn
sáng LED, bộ điều khiển LED, bộ phận phân phối ánh sáng, các bộ phận để cố định và
bảo vệ bóng đèn, các bộ phận để kết nối với nguồn điện và các bộ phận khác.
1.3.6. Đèn điện LED thông dụng: là đèn điện LED không được thiết kế dùng cho
mục đích đặc biệt. Ví dụ: đèn điện LED sử dụng cho quay phim, chụp ảnh, bể bơi, nuôi
trồng, đánh bắt, đèn trên phương tiện giao thông.
1.3.7. Đèn điện LED thông dụng cố định: là đèn điện LED dùng với mục đích
chiếu sáng và được thiết kế để chỉ có thể tháo khi có dụng cụ hỗ trợ hoặc sử dụng
ngoài tầm với.
1.3.8. Đèn điện LED thông dụng di động: là đèn điện LED dùng với mục đích chiếu
sáng và có thể di chuyển từ một vị trí này sang vị trí khác trong khi vẫn được nối với
nguồn.
1.3.9. Sản phẩm chiếu sáng LED: là tên gọi chung cho các sản phẩm được quy
định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này.
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT
Các sản phẩm chiếu sáng LED quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này
phải bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc tế
tương ứng như sau:
2.1. Yêu cầu về an toàn
2.1.1. Đèn điện LED (bao gồm đèn điện LED thông dụng cố định và đèn điện LED
thông dụng di động) phải phù hợp với quy định tại TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-
1:2014/AMD1:2017) Đèn điện - Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm). Đồng
thời, tùy công năng sử dụng theo thiết kế, mỗi loại đèn điện LED phải tuân thủ theo
một phần tương ứng của bộ TCVN 7722-2 (IEC 60598-2)(1) Đèn điện - Phần 2: Yêu
cầu cụ thể.
Trường hợp không có phần tương ứng thì áp dụng phần thích hợp nhất của TCVN
7722-2 (IEC 60598-2). Khi thiết kế của đèn điện LED có thể áp dụng hai hoặc nhiều
phần của TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) thì đèn điện LED phải tuân thủ cả hai hoặc tất
cả các mục thích hợp.
(1)
: Bộ tiêu chuẩn TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) bao gồm nhiều phần với năm công bố khác
nhau. Khi áp dụng phần nào sẽ sử dụng phiên bản mới nhất của phần đó tại thời điểm áp dụng,
bao gồm cả các sửa đổi.
CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019 31
QCVN 19:2019/BKHCN
2.1.2. Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng phải phù
hợp với quy định tại TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2011+AMD1:2015) Bóng đèn LED
có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50 V. Quy
định về an toàn.
2.1.3. Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống
thẳng phải phù hợp với quy định tại TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014) Bóng đèn
LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng. Quy định về
an toàn.
2.1.4. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này
phải nằm trong nhóm miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học
hoặc nhóm 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông
thường khi thử nghiệm, đánh giá, phân loại theo IEC 62471:2006 Photobiological
safety of lamps and lamp systems (An toàn quang sinh học đối với bóng đèn và hệ
thống bóng đèn).
2.2. Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC)
2.2.1. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này phải
bảo đảm nhiễu điện từ (EMI) không vượt quá các giới hạn quy định trong TCVN
7186:2018 (CISPR 15:2018) Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số ra-đi-ô
của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự.
2.2.2. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này phải
bảo đảm miễn nhiễm điện từ (EMS) phù hợp với quy định tại IEC 61547:2009 Ed 2.0
Equipment for general lighting purposes - EMC immunity requirements (Thiết bị với mục
đích chiếu sáng thông dụng - Yêu cầu về miễn nhiễm EMC).
3. YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ
3.1. Các sản phẩm chiếu sáng LED tại Phụ lục Quy chuẩn kỹ thuật này phải
công bố hợp quy phù hợp quy định kỹ thuật tại mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu
hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
3.2. Các sản phẩm chiếu sáng LED sản xuất trong nước phải thực hiện việc công
bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết
tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày
31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
32 CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019
QCVN 19:2019/BKHCN
3.3. Các sản phẩm chiếu sáng LED nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà
nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TTBKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư số
27/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
3.4. Công bố hợp quy
3.4.1 Việc công bố hợp quy phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng
nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây
viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP), Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày
09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu
tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một
số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-
CP) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày
31/10/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các
Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (sau đây viết
tắt là Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN).
3.4.2 Chứng nhận hợp quy
a) Việc chứng nhận thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình)
quy định trong Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số
02/2017/BKHCN.
b) Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận phải được thực hiện bởi tổ chức thử
nghiệm được chỉ định theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số
154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TTBKHCN. Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy
định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
c) Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm.
3.4.3. Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của “Quy định về chứng nhận hợp
chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm
theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
3.5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy
CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019 33
QCVN 19:2019/BKHCN
Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với thiết bị điện, điện tử sản xuất
trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư
số 02/2017/TT-BKHCN.
3.6. Đối với sản phẩm Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền, nếu đã được chứng nhận
hợp quy về tương thích điện từ (EMC) theo Quy chuẩn kỹ thuật này thì không phải
chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN về EMC đối với thiết bị điện, điện tử
gia dụng và các mục đích tương tự.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN
4.1. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chiếu sáng LED phải bảo
đảm chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
4.2. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Mục 2,
thực hiện quy định tại Mục 3 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.3. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chiếu sáng LED sau khi được chứng
nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TTBKHCN.
4.4. Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm chiếu sáng LED sau khi được chứng
nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại
Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN.
4.5. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của
sản phẩm với Quy chuẩn kỹ thuật này khi có yêu cầu hoặc khi được kiểm tra theo quy
định đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn, thanh
tra và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này
có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa
học và Công nghệ.
5.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật
được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này có sự thay đổi thì thực hiện theo văn
bản hiện hành./.
34 CÔNG BÁO/Số 925 + 926/Ngày 04-12-2019
QCVN 19:2019/BKHCN
PHỤ LỤC
Danh mục các sản phẩm chiếu sáng LED phải bảo đảm các yêu cầu theo
QCVN 19:2019/BKHCN
STT | Tên sản phẩm theo mã HS |
Mã HS | Phạm vi điều chỉnh |
1 | Đèn đi-ốt phát sáng (LED) |
85395000 | - Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V. - Đèn điện LED thông dụng cố định. - Đèn điện LED thông dụng di động. - Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng. |
2 | Đèn rọi | 94051091 | - Đèn điện LED thông dụng cố định. |
3 | Loại khác | 94052090 | - Đèn điện LED thông dụng di động. |
09/2019/TT-BKHCN về QCVN 03: 2019/BKHCN về Đồ chơi trẻ em
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 3:2019/BKHCN
|
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM
National technical regulation on safety of toys
HÀ NỘI – 2019
|
|||||
|
|||||
![]() |
|||||
Lời nói đầu
QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN.
QCVN 3:2019/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM
National technical regulation on safety of toys
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em, các phương pháp thử tương ứng và yêu cầu về quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1 Đồ chơi trẻ em: Sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi sử dụng khi chơi.
Đồ chơi trẻ em là tên gọi chung cho các sản phẩm được quy định tại Phụ lục I của quy chuẩn kỹ thuật này.
Các sản phẩm được nêu trong Phụ lục II không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này.
1.3.2 Loại đồ chơi trẻ em: Những đồ chơi trẻ em có cùng chức năng, cùng kết cấu và thiết kế, được sản xuất từ cùng một hoặc các loại vật liệu.
1.3.3 Lô hàng: Tập hợp những đồ chơi trẻ em được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất, cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
Cụm từ “kiểu loại, đặc tính kỹ thuật” trong thuật ngữ trên được xác định theo một hoặc một số tiêu chí cơ bản sau:
a) Theo vật liệu chính của đồ chơi trẻ em: đồ chơi nhồi bông, đồ chơi bằng chất dẻo, đồ chơi bằng nhựa cứng, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi bằng kim loại, v.v.
b) Theo chất liệu của lớp phủ: sơn, vécni, sơn ta, mực in, polyme, v.v.
c) Theo tính năng chính của đồ chơi trẻ em:
- Tính chất cơ lý.
- Sử dụng điện khi vận hành.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em
2.1.1. Yêu cầu an toàn về cơ lý
Yêu cầu an toàn về cơ lý theo TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
2.1.2. Yêu cầu an toàn về tính cháy
Yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2: Tính cháy.
2.1.3. Yêu cầu an toàn về hóa học
2.1.3.1 Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.
2.1.3.2 Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại
2.1.3.2.1 Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em
Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết.
2.1.3.2.2 Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi
Các chi tiết bằng vải dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg.
2.1.3.2.3 Phtalat trong đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.
Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.
2.1.3.2.4 Amin thơm trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu đồ chơi hoặc bộ phận của đồ chơi không được vượt quá các mức được quy định trong Bảng 1.
Quy định về hàm lượng các amin thơm áp dụng đối với các loại vật liệu đồ chơi và bộ phận của đồ chơi được nêu trong Bảng 2.
Bảng 1 – Mức giới hạn cho các amin thơm
Tên hợp chất |
Số CAS |
Mức quy định, không lớn hơn (mg/kg) |
Benzidin |
92-87-5 |
5 |
2-Naphthylamin |
91-59-8 |
5 |
4-Chloroanilin |
106-47-8 |
5 |
3.3'-Dichlorobenzidin |
91-94-1 |
5 |
3,3'-Dimethoxybenzidin |
119-90-4 |
5 |
3.3'-Dimethylbenzidin |
119-93-7 |
5 |
o-Toluidin |
95-53-4 |
5 |
2-Methoxyanilin (o-Anisidin) |
90-04-0 |
5 |
Anilin |
62-53-3 |
5 |
Bảng 2 – Danh mục đồ chơi/bộ phận của đồ chơi áp dụng quy định về amin thơm
Loại đồ chơi/bộ phận của đồ chơi |
Vật liệu |
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi có khối lượng 150 g hoặc nhỏ hơn được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi có thể cầm tay khi chơi. |
Gỗ |
Giấy |
|
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi. |
Vật liệu dệt |
Da thuộc |
|
Bộ phận để cho vào miệng của các loại đồ chơi được khởi động bằng cách sử dụng miệng. |
Gỗ |
Giấy |
|
Đồ chơi được mang trùm lên mũi hoặc miệng. |
Vật liệu dệt |
Giấy |
|
Các loại vật liệu rắn làm đồ chơi với chủ định để lại vết. |
Tất cả |
Các loại chất lỏng có màu có thể tiếp xúc được trong đồ chơi. |
Chất lỏng |
Các loại đất sét nặn, các loại đất sét dùng để chơi hoặc tương tự, ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học (hóa chất) được quy định tại TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993)
|
Tất cả
|
Các chất làm bóng bay |
Tất cả |
Các loại mô phỏng hình xăm làm đồ chơi |
Tất cả |
2.1.3.3 Ngoài các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.1 và 2.1.3.2 của quy chuẩn kỹ thuật này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức an toàn đối với các chất độc hại khác được quy định trong các văn bản có liên quan.
2.1.4 Yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em sử dụng điện
Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa các rủi ro về điện.
2.2 Yêu cầu ghi nhãn
Đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1 Thử yêu cầu an toàn về cơ lý
Thử yêu cầu an toàn về cơ lý theo TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
3.2 Thử yêu cầu an toàn về tính cháy
Thử yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2: Tính cháy
3.3 Thử yêu cầu an toàn về hóa học
- Thử mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.
- Thử pH của các dung dịch lỏng theo TCVN 8317-9:2010 (ISO 787-9:1981), Phương pháp thử chung cho bột màu và chất độn – Xác định pH trong dung dịch nước.
- Thử hàm lượng formaldehyt trong vật liệu dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 7421-1:2013 (ISO 14184-1:2011), Vật liệu dệt – Xác định formaldehyt – Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết nước).
- Thử hàm lượng formaldehyt trong chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 8307:2010 (EN 645:1993), Giấy và cactông tiếp xúc với thực phẩm – Chuẩn bị nước chiết lạnh; TCVN 8308:2010 (EN 1541:2001), Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định formaldehyt trong dung dịch nước chiết.
- Thử hàm lượng formaldehyt trong chi tiết gỗ liên kết bằng keo có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 8330-3:2010 (EN 717-3:1996), Ván gỗ nhân tạo - Xác định formaldehyt phát tán - Phần 3: Formaldehyt phát tán bằng phương pháp bình thí nghiệm
- Thử hàm lượng các phtalat có trong đồ chơi trẻ em theo TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em.
- Thử hàm lượng một số amin thơm trong vật liệu đồ chơi theo TCVN 6238-10:2010 (EN 71-10:2005), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 10: Hợp chất hóa hữu cơ – Chuẩn bị mẫu và chiết mẫu; TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 11: Hợp chất hóa hữu cơ – Phương pháp phân tích.
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của quy chuẩn kỹ thuật này phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
4.2. Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước phải thực hiện việc công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN)
4.3. Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN)
4.4. Công bố hợp quy
4.4.1 Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em phải dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP), Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây viết tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN).
4.4.2. Chứng nhận hợp quy
a) Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em.
Hoặc:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em trong trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5.
b) Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa đối với từng lô đồ chơi trẻ em nhập khẩu trong trường hợp lô đồ chơi trẻ em chưa được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này.
Hoặc:
- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài khi có yêu cầu từ phía cơ sở sản xuất nước ngoài theo quy định tại điểm a) mục 4.4.2.
4.4.3 Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP , Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN. Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu quy định của quy chuẩn kỹ thuật này.
4.4.4 Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị không quá 3 năm.
4.4.5. Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
4.5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy
Trình tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp quy đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
5.TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 và thực hiện quy định tại Mục 4 của quy chuẩn kỹ thuật này.
5.3. Tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
5.4. Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN.
5.5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em có trách nhiệm cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật này khi có yêu cầu hoặc khi được kiểm tra theo quy định đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.
5.6. Tổ chức, cá nhân phân phối, bán lẻ phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy và có gắn dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định hiện hành.
6.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật này.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung nội dung quy chuẩn kỹ thuật này phù hợp với thực tiễn.
6.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản hiện hành. Trường hợp các tiêu chuẩn, mã HS viện dẫn tại quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
PHỤ LỤC I
Danh mục đồ chơi trẻ em phải bảo đảm các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật này
STT |
Mã HS |
Tên sản phẩm theo mã HS |
1 |
Xe đạp đồ chơi: xe ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh, xe của búp bê; |
9503.00.10 |
2 |
Búp bê có hoặc không có trang phục; |
9503.00.21 |
3 |
Bộ phận và phụ kiện: Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ |
9503.00.22 |
4 |
Loại khác |
9503.00.29 |
5 |
Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng |
9503.00.30 |
6 |
Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ (scale) và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành |
9503.00.40 |
7 |
Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ nhựa (plastic) |
9503.00.50 |
8 |
Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người |
9503.00.60 |
9 |
Các loại đồ chơi đố trí (puzzles) |
9503.00.70 |
10 |
Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi |
9503.00.91 |
11 |
Dây nhảy |
9503.00.92 |
12 |
Hòn bi |
9503.00.93 |
13 |
Các đồ chơi khác bằng cao su |
9503.00.94 |
14 |
Loại khác |
9503.00.99 |
PHỤ LỤC II
1. Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi (nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm);
2. Ná bắn đá;
3. Phi tiêu có đầu nhọn kim loại;
4. Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
5. Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén;
6. Diều (ngoại trừ điện trở của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014);
7. Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích không được thiết kế dùng để chơi;
8. Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;
9. Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng của các mô hình này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này;
10. Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi;
11. Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
12. Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
13. Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
14. Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
15. Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
16. Các loại sản phẩm có bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn trong hoạt động giảng dạy;
17. Các loại xe có động cơ hơi nước;
18. Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình và vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
19. Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
20. Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
21. Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
22. Cung tên có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
23. Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.
62/2024/TT-BGTVT về danh mục HH phải làm đăng kiểm thuộc Bộ GTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 62/2024/TT-BGTVT Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2024
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT ngày 30
tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục
sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm
quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21
tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày
27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng
11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện
đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công
nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao
thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
62 30
2
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông
vận tải.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2022/TTBGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy
định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách
nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Thông
tư số 12/2022/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT như
sau:
“2. Danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư này áp dụng nguyên tắc sau:
a) Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định sau khi thông quan và trước khi đưa
ra thị trường;
b) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi đưa ra
thị trường.”.
2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 3 Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT.
3. Bỏ cụm từ “Tổng cục” tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 12/2022/TTBGTVT.
4. Thay thế cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” tại
Điều 7 Thông tư số 12/2022/TT-BGTVT bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường
bộ Việt Nam”.
5. Thay thế Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TTBGTVT bằng các Phụ lục I, Phụ lục II tương ứng ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.
2. Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định
tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này nhưng thuộc danh mục
sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư số 12/2022/TT-BGTVT, đã được cấp bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu hoặc bản đăng ký kiểm tra chất lượng
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu trước ngày
Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục hoàn thành thủ tục chứng nhận chất lượng
3
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại thời điểm được cấp bản
đăng ký kiểm tra nêu trên.
3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ
lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không thuộc danh mục
sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư số 12/2022/TT-BGTVT, đã đăng ký tờ khai hải quan trước ngày Thông tư này
có hiệu lực thì tiếp tục hoàn thành thủ tục nhập khẩu theo quy định tại thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT(H.Lưu)
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
Phụ lục I
DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRƯỚC THÔNG QUAN (ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU),
TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG (ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP)
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2024/TT-BGTVT ngày tháng năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
I | Lĩnh vực phương tiện giao thông đường bộ |
|||
A | Ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc |
QCVN 09:2024/BGTVT QCVN 10:2024/BGTVT QCVN 11:2024/BGTVT QCVN 82:2024/BGTVT QCVN 109:2024/BGTVT |
TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
|
1 | Ô tô đầu kéo (dùng để kéo sơ mi rơ moóc) |
8701.21 8701.22 8701.23 8701.24 8701.29 |
||
2 | Ô tô khách (loại chở 10 người trở lên, kể cả lái xe) |
87.02 | ||
3 | Ô tô con; Ô tô cứu thương; Ô tô được thiết kế chủ yếu để chở người (loại chở dưới 10 người kể cả lái xe) loại khác (thuộc nhóm 87.03) |
87.03 | ||
4 | Ô tô tải tự đổ; Ô tô tải kể cả ô tô tải VAN; Ô tô tải đông lạnh; Ô tô chở rác; Ô tô xi téc; Ô tô chở xi măng rời; Ô tô chở bùn; Ô tô chở hàng loại khác (thuộc nhóm 87.04) |
87.04 | ||
5 | Ô tô cần cẩu | 8705.10.00 | ||
6 | Ô tô chữa cháy | 8705.30.00 | ||
7 | Ô tô trộn và vận chuyển bê tông | 8705.40.00 | ||
8 | Ô tô quét đường; Ô tô xi téc phun nước; Ô tô hút chất thải (dùng để hút bùn hoặc hút bể phốt) |
8705.90.50 | ||
9 | Ô tô điều chế chất nổ di động | 8705.90.60 | ||
10 | Ô tô khoan | 8705.20.00 | ||
11 | Ô tô cứu hộ; Ô tô chuyên dùng loại khác (thuộc nhóm 87.05) |
8705.90.90 |
62 30 12
2
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
12 | Ô tô sát xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) dùng cho xe có động cơ (thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05). |
87.06 | ||
13 | Sơ mi rơ moóc xi téc | 8716.31.00 | ||
14 | Rơ moóc tải; Sơ mi rơ moóc tải | 8716.39.91 8716.39.99 |
||
15 | Rơ moóc chuyên dùng; Sơ mi rơ moóc chuyên dùng (thuộc nhóm 87.16) |
8716.40.00 | ||
B | Xe mô tô, xe gắn máy | QCVN 14:2024/BGTVT QCVN 77:2024/BGTVT QCVN 04:2024/BGTVT |
TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
|
1 | Xe mô tô (kể cả loại có thùng xe bên cạnh); Xe gắn máy. |
87.11 | ||
C | Xe máy chuyên dùng | QCVN 22:2018/BGTVT QCVN 13:2024/BGTVT |
TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
|
1 | Xe cần cẩu bánh lốp (cần trục bánh lốp) - Loại có buồng lái và buồng điều khiển cơ cấu công tác riêng biệt |
8705.10.00 | ||
2 | Xe cần cẩu bánh lốp (cần trục bánh lốp) - Loại có chung buồng điều khiển cơ cấu lái và điều khiển cơ cấu công tác |
8426.41.00 | ||
II | Lĩnh vực đường sắt | |||
1 | Đầu máy Điêzen | QCVN 15:2023/BGTVT QCVN 16:2023/BGTVT |
86.02 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
2 | Toa xe chở khách không tự hành; Toa xe công vụ, phát điện |
QCVN 15: 2023/BGTVT QCVN 18: 2023/BGTVT |
8605.00.00 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
Các từ viết tắt trong Phụ lục này được hiểu như sau:
TT: Thông tư;
QPPL: Quy phạm pháp luật;
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phụ lục II
DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SAU THÔNG QUAN,
TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG (ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU), TRƯỚC KHI
ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG (ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP)
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2024/TT-BGTVT ngày tháng năm 2024
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
I. Lĩnh vực phương tiện giao thông đường bộ, phụ tùng | ||||
A | Ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc |
QCVN 09:2024/BGTVT QCVN 10:2024/BGTVT QCVN 11:2024/BGTVT QCVN 82:2024/BGTVT QCVN 109:2024/BGTVT |
TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
|
1 | Ô tô kéo rơ moóc | 8701.95.90 | ||
2 | Ô tô chở người trong sân bay | 87.02 | ||
3 | Ô tô khách kiểu limousine (từ 10 chỗ ngồi trở lên kể cả lái xe) |
87.02 | ||
4 | Ô tô nhà ở lưu động (Motor home) |
87.03 | ||
5 | Ô tô chở phạm nhân | 87.03 | ||
6 | Ô tô tang lễ | 87.03 | ||
7 | Ô tô con kiểu limousine (dưới 10 chỗ ngồi kể cả lái xe) |
87.03 | ||
8 | Ô tô sửa chữa lưu động | 8705.90.90 | ||
9 | Ô tô y tế lưu động (chụp X quang, khám chữa bệnh lưu động...) |
8705.90.50 | ||
10 | Ô tô quan trắc môi trường | 8705.90.90 | ||
11 | Ô tô dành cho người khuyết tật điều khiển |
8713.90.00 | ||
12 | Ô tô trộn bê tông lưu động | 8705.40.00 | ||
13 | Rơ moóc nhà ở lưu động | 8716.10.00 | ||
14 | Sơ mi rơ moóc nhà ở lưu động | 8716.10.00 | ||
15 | Rơ moóc khách | 8716.40.00 | ||
16 | Sơ mi rơ moóc khách | 8716.40.00 | ||
17 | Rơ moóc xi téc | 8716.31.00 | ||
18 | Rơ moóc kiểu module | 8716.39.91 8716.39.99 |
62 30 12
2
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
19 | Rơ moóc rải phụ gia làm đường |
8716.40.00 | ||
20 | Sơ mi rơ moóc kiểu dolly | 8716.40.00 | ||
21 | Sơ mi rơ moóc băng tải | 8716.40.00 | ||
B | Xe mô tô, xe gắn máy | QCVN 14:2024/BGTVT QCVN 77:2024/BGTVT QCVN 04:2024/BGTVT |
TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
|
1 | Xe mô tô dành cho người khuyết tật điều khiển |
8713.90.00 | ||
2 | Xe gắn máy dành cho người khuyết tật điều khiển |
8713.90.00 | ||
C | Xe bốn bánh có gắn động cơ | TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
||
Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ: |
QCVN 119:2024/BGTVT | 1 | ||
- Loại chở dưới 10 người kể cả người lái bao gồm cả xe chơi golf (golf car, golf buggies) loại chở dưới 10 người kể cả người lái hoạt động trong phạm vi hạn chế |
8703.10 | |||
- Loại chở từ 10 người trở lên kể cả người lái |
87.02 | |||
2 | Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ |
QCVN 118:2024/BGTVT | 87.04 | |
D | Xe máy chuyên dùng | QCVN 22:2018/BGTVT QCVN 13:2024/BGTVT |
TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
|
1 | Xe nâng | 8427.10.00 8427.20.00 |
||
2 | Xe ủi (máy ủi) | 84.29 | ||
3 | Xe xúc (máy xúc) | 8429.51.00 | ||
4 | Xe đào (máy đào) | 8429.52.00 8430.41.00 |
||
5 | Xe xúc, đào (máy xúc, đào) | 8429.59.00 | ||
6 | Xe lu rung | 8429.40.40 8429.40.50 |
||
7 | Xe lu loại khác | 8429.40.90 | ||
8 | Xe khoan (máy khoan) | 8430.41.00 | ||
9 | Xe cần cẩu bánh xích (cần trục bánh xích) - Loại có buồng lái và buồng điều khiển cơ cấu công tác riêng biệt |
8705.10.00 |
3
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
10 | Xe cần cẩu bánh xích (cần trục bánh xích) - Loại có chung buồng điều khiển cơ cấu lái và điều khiển cơ cấu công tác |
8426.49.00 | ||
11 | Xe thi công mặt đường | 8705.90.90 84.30 84.79 |
||
12 | Xe phun bê tông; Xe máy chuyên dùng loại khác |
8705.90.90 | ||
13 | Xe san (máy san) | 8429.20.00 | ||
14 | Xe tự đổ | 87.04 | ||
15 | Xe kéo bánh xích | 8701.30.00 | ||
16 | Xe kéo trong kho bãi; nhà xưởng |
87.01 | ||
17 | Xe kéo, đẩy máy bay | 87.01 | ||
18 | Xe kéo hàng hóa, hành lý trong sân bay |
87.09 | ||
19 | Máy kéo nông nghiệp | 87.01 | ||
20 | Xe hút bùn, bể phốt | 8705.90.50 | ||
21 | Xe cứu thương lưu động | 87.03 | ||
22 | Xe quét đường | 8705.90.50 | ||
23 | Xe phun, tưới chất lỏng | 8705.90.50 | ||
24 | Xe trộn và vận chuyển bê tông (xe trộn bê tông) |
8705.40.00 | ||
25 | Xe bơm bê tông | 8705.90.90 | ||
26 | Xe chở, trộn, ép rác | 8705.90.90 | ||
27 | Xe băng tải | 8705.90.90 | ||
28 | Xe thang lên máy bay | 8705.90.90 | ||
29 | Xe đưa hành khách khuyết tật lên máy bay |
8705.90.90 | ||
30 | Xe hút chất thải máy bay | 8705.90.90 | ||
31 | Xe cấp điện cho máy bay | 8705.90.90 | ||
32 | Xe chở nhiên liệu cho máy bay (có cơ cấu nạp nhiên liệu cho máy bay) |
87.09 | ||
33 | Xe chở nước sạch cho máy bay (có cơ cấu cấp nước sạch cho máy bay) |
87.09 | ||
34 | Xe địa hình | 87.03 | ||
35 | Xe chở hàng | 87.04 | ||
36 | Xe quét, chà sàn | 8705.90.50 |
4
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
37 | Xe cào, vận chuyển vật liệu (máy cào, vận chuyển vật liệu) |
84.30 | ||
38 | Xe cạp (máy cạp) | 84.29.30.00 | ||
39 | Xe đóng cọc, Xe ép cọc (máy đóng cọc, máy ép cọc) |
84.30 | ||
40 | Xe đóng cọc và nhổ cọc (máy đóng cọc và nhổ cọc) |
8430.10.00 | ||
41 | Xe phá dỡ, Xe kẹp gỗ, Xe xếp, dỡ vật liệu (máy phá dỡ; máy kẹp gỗ; máy xếp, dỡ vật liệu) |
84.29 | ||
E | Phụ tùng (Trừ phụ tùng sản xuất trong nước để phục vụ mục đích sửa chữa, bảo hành cho xe cơ giới và cùng kiểu loại với phụ tùng đã được chứng nhận) |
TT 54/2024/TT-BGTVT TT 55/2024/TT-BGTVT |
||
1 | Khung xe mô tô, xe gắn máy | QCVN 124:2024/BGTVT | 8714.10.30 | |
2 | Gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy |
QCVN 28:2024/BGTVT | 7009.10.00 | |
3 | Vành bánh xe mô tô, xe gắn máy |
QCVN 113:2024/BGTVT | 8714.10.50 | |
4 | Lốp hơi dùng cho xe mô tô, xe gắn máy |
QCVN 36:2024/BGTVT | 4011.40.00 | |
5 | Ắc quy chì-a xít, lithium-ion dùng cho xe mô tô,xe gắn máy |
QCVN 47:2024/BGTVT | 8507 | |
6 | Ắc quy sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện |
QCVN 91:2024/BGTVT | 8507 | |
7 | Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
QCVN 125:2024/BGTVT | 8512.20 | |
8 | Gương dùng cho xe ô tô | QCVN 33:2024/BGTVT | 7009.10.00 | |
9 | Kính an toàn của xe ô tô | QCVN 32:2024/BGTVT | 70.07 8708.22 |
|
10 | Lốp hơi dùng cho ô tô | QCVN 34:2024/BGTVT | 4011.10.00; 4011.20 4011.90.10 |
|
11 | Vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới |
QCVN 53:2024/BGTVT | 8708.99.80 | |
12 | Vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô |
QCVN 78:2024/BGTVT | 8708.70 | |
13 | Thùng nhiên liệu xe ô tô | QCVN 52:2024/BGTVT | 8708.99 | |
14 | Động cơ xe mô tô, xe gắn máy | QCVN 37:2024/BGTVT | 84.07 |
5
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
15 | Động cơ sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện |
QCVN 90:2024/BGTVT | 85.01 | |
II. Lĩnh vực phương tiện, thiết bị thăm dò khai thác dầu khí biển | ||||
1 | Giàn cố định trên biển (bệ giàn khoan và các mảng cấu kiện tích hợp sử dụng trong các công đoạn khoan, khai thác dầu khí trên biển) |
Bổ sung sửa đổi 1:2017 QCVN 49: 2012/BGTVT |
8430.49.10 | TT 33/2011/TT-BGTVT |
2 | Kho chứa nổi, giàn di động (giàn khoan hoặc giàn sản xuất nổi hoặc nửa nổi nửa chìm) |
QCVN 70:2014/BGTVT QCVN 48:2012/BGTVT |
8905.20.00 | TT 33/2011/TT-BGTVT |
3 | Hệ thống đường ống biển (ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí) |
QCVN 69:2014/BGTVT | 7304 hoặc 7305 hoặc 7306 |
TT 33/2011/TT-BGTVT |
4 | Phao neo dầu khí | QCVN 72:2014/BGTVT | 8907.90.10 | TT 33/2011/TT-BGTVT |
III. Lĩnh vực tàu biển | ||||
1 | Tàu thủy chở khách, du thuyền, phà, tàu thủy chở hàng, sà lan và các tàu thuyền tương tự để vận chuyển người hoặc hàng hóa (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh) |
QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 2:2017 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 3:2018 QCVN 21:2015/BGTVT QCVN 26:2024/BGTVT QCVN 56:2013/BGTVT QCVN 74:2024/BGTVT |
89.01 | TT 40/2016/TT-BGTVT TT 17/2023/TT-BGTVT |
2 | Tàu kéo và tàu đẩy (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh) |
QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 2:2017 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 3:2018 QCVN 21:2015/BGTVT QCVN 26:2024/BGTVT QCVN 74:2024/BGTVT |
89.04 | TT 40/2016/TT-BGTVT TT 17/2023/TT-BGTVT |
3 | Tàu đèn hiệu (hải đăng), tàu cứu hộ, tàu hút nạo vét (tàu cuốc), cần cẩu nổi và tàu thuyền khác mà tính năng di động trên mặt nước chỉ nhằm bổ sung cho chức năng chính của các tàu thuyền này; ụ nổi sửa chữa tàu |
QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 2:2017 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 3:2018 QCVN 21:2015/BGTVT QCVN 55:2013/BGTVT QCVN 56:2013/BGTVT QCVN 74:2024/BGTVT |
89.05 | TT 40/2016/TT-BGTVT TT 17/2023/TT-BGTVT |
4 | Tàu thuyền khác, thân tàu hoặc tàu chưa hoàn chỉnh hoặc |
QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 1:2016 QCVN |
89.06 | TT 40/2016/TT-BGTVT |
6
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
chưa hoàn thiện, đã lắp ráp, hoặc chưa lắp ráp hoặc tháo rời, hoặc tàu hoàn chỉnh chưa lắp ráp hoặc tháo rời nếu không có đặc trưng cơ bản của một loại tàu cụ thể (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh) |
21:2015/BGTVT; Sửa đổi 2:2017 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 3:2018 QCVN 21:2015/BGTVT QCVN 54:2019/BGTVT QCVN 26:2024/BGTVT QCVN 03:2016/BGTVT QCVN 63:2013/BGTVT QCVN 56:2013/BGTVT QCVN 23:2016/BGTVT QCVN 74:2024/BGTVT |
TT 17/2023/TT-BGTVT | ||
IV. Lĩnh vực phương tiện thủy nội địa | ||||
1 | Tàu thủy chở khách, du thuyền, phà, tàu thủy chở hàng, sà lan và các tàu thuyền tương tự để vận chuyển người hoặc hàng hóa, các loại tàu thuyền thể thao, vui chơi giải trí và canô (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh) |
Sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT Sửa đổi 2:2018 QCVN72:2013/ BGTVT QCVN 25:2015/BGTVT Sửa đổi 2:2016 QCVN 17:2011/BGTVT QCVN 84:2014/BGTVT QCVN 50:2012/BGTVT QCVN 51:2012/BGTVT QCVN 56:2013/BGTVT Sửa đổi 1:2016 QCVN 01:2008/BGTVT QCVN 54:2013/BGTVT QCVN 81:2014/BGTVT |
89.01 89.03 |
TT 48/2015/TT-BGTVT TT 16/2023/TT-BGTVT |
2 | Tàu kéo và tàu đẩy (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh) |
Sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT Sửa đổi 2:2018 QCVN 72:2013/ BGTVT QCVN 25:2015/BGTVT Sửa đổi 2:2016 QCVN 17:2011/BGTVT QCVN 84:2013/BGTVT |
89.04 TT 48/2015/TT-BGTVT TT 16/2023/TT-BGTVT |
|
3 | Tàu đèn hiệu, tàu cứu hỏa, tàu hút nạo vét, tàu cuốc, cần cẩu nổi và tàu thuyền khác mà tính năng di động trên mặt nước chỉ nhằm bổ sung cho chức năng chính của các tàu thuyền này; ụ nổi sửa chữa tàu |
Sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT Sửa đổi 2:2018 QCVN 72:2013/ BGTVT QCVN 25:2015/BGTVT Sửa đổi 2:2016 QCVN 17:2011/BGTVT QCVN 84:2013/BGTVT QCVN 51:2012/BGTVT QCVN 56:2013/BGTVT |
89.05 TT 48/2015/TT-BGTVT TT 16/2023/TT-BGTVT |
7
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
QCVN 54:2013/BGTVT QCVN 55:2013/BGTVT |
||||
4 | Tàu thuyền khác, thân tàu hoặc tàu chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, đã lắp ráp, hoặc chưa lắp ráp hoặc tháo rời, hoặc tàu hoàn chỉnh chưa lắp ráp hoặc tháo rời nếu không có đặc trưng cơ bản của một loại tàu cụ thể (trừ các phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh) |
Sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT Sửa đổi 2:2018 QCVN 72:2013/ BGTVT QCVN 25:2015/BGTVT Sửa đổi 2:2016 QCVN 17:2011/BGTVT QCVN 84:2014/BGTVT QCVN 50:2012/BGTVT QCVN 51:2012/BGTVT QCVN 56:2013/BGTVT Sửa đổi 1:2016 QCVN 01:2008/BGTVT QCVN 54:2013/BGTVT |
89.06 TT 48/2015/TT-BGTVT TT 16/2023/TT-BGTVT |
|
V. Lĩnh vực đường sắt | ||||
1 | Đầu máy chạy điện từ nguồn điện cấp từ bên ngoài hoặc ắc quy |
QCVN 15:2023/BGTVT QCVN 16:2023/BGTVT |
86.01 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
2 | Toa xe đường sắt đô thị | QCVN 15:2023/BGTVT QCVN 18:2023/BGTVT |
86.03 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
3 | Phương tiện chuyên dùng: Goòng máy; Ô tô ray; Cần trục đường sắt; Máy chèn đường; Máy kiểm tra đường; Phương tiện khác dùng để phục vụ cứu viện, thi công, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra đường sắt |
QCVN 15:2023/BGTVT QCVN 16:2023/BGTVT QCVN 18:2023/BGTVT QCVN 22:2018/BGTVT |
8604.00.00 | TT 01/2024/TT-BGTVT TT 35/2011/TT-BGTVT TT 21/2023/TT-BGTVT |
4 | Toa xe hành lý; Toa xe bưu vụ; Toa xe hàng ăn |
QCVN 15:2023/BGTVT QCVN 18:2023/BGTVT |
8605.00.00 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
5 | Toa xe hàng và toa goòng không tự hành |
QCVN 15:2023/BGTVT QCVN 18:2023/BGTVT |
8606 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
6 | Giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe của đầu máy Giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe của toa xe |
QCVN 16:2023/BGTVT QCVN 18:2023/BGTVT QCVN 87:2015/BGTVT QCVN 110:2023/BGTVT |
8607.11.00 8607.12.00 |
TT 01/2024/TT-BGTVT |
7 | Van phân phối đầu máy Van hãm toa xe |
QCVN 112:2023/BGTVT | 8607.21.00 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
8 | Bộ móc nối, đỡ đấm | QCVN 111:2023/BGTVT | 8607.30.00 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
9 | Thiết bị tín hiệu đuôi tàu | TT 01/2024/TT-BGTVT | 8530.10.00 | TT 01/2024/TT-BGTVT |
VI. Lĩnh vực sản phẩm công nghiệp dùng trong giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác trên biển (không áp dụng đối với sản phẩm dùng cho tàu tạm nhập tái xuất và mang cờ nước ngoài) |
8
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
1 | Nồi hơi, bình chịu áp lực các loại dùng trong giao thông vận tải và phương tiện thăm dò khai thác trên biển. |
QCVN 67:2018/BGTVT QCVN 21:2015/BGTVT Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 2:2017 QCVN 21:2015/BGTVT; Sửa đổi 3:2018 QCVN 21:2015/BGTVT QCVN 54:2019/BGTVT QCVN 48:2012/BGTVT Sửa đổi 1:2017 QCVN 49:2012/BGTVT QCVN 70:2014/BGTVT TCVN 7704:2007 Sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT Sửa đổi 2:2018 QCVN 72:2013/BGTVT |
84.02 84.03 | TT 27/2019/TT-BGTVT TT 11/2016/TT-BGTVT TT 25/2020/TT-BGTVT TT 35/2011/TT-BGTVT TT 55/2012/TT-BGTVT TT 15/2018/TT-BGTVT TT 06/2014/TT-BGTVT TT 36/2016/TT-BGTVT TT 39/2018/TT-BGTVT TT 08/2017/TT-BGTVT TT 21/2023/TT-BGTVT |
2 | Xuồng cứu sinh, cấp cứu (dùng cho tàu biển; phương tiện thăm dò khai thác trên biển) |
QCVN 42:2015/BGTVT Sửa đổi 1:2017 QCVN 42:2015/BGTVT QCVN 64:2015/BGTVT |
8906.90.90 | TT 28/2012/TT-BGTVT TT 71/2015/TT-BGTVT TT 15/2018/TT-BGTVT Công ước SOLAS 74 LSA Code |
3 | Bè cứu sinh (dùng cho tàu biển; phương tiện thăm dò khai thác trên biển) |
QCVN 42:2015/BGTVT Sửa đổi 1:2017 QCVN 42:2015/BGTVT QCVN 64:2015/BGTVT |
8907.9 | TT 28/2012/TT-BGTVT TT 71/2015/TT-BGTVT TT 15/2018/TT-BGTVT Công ước SOLAS 74 LSA Code |
4 | Đuốc cầm tay (dùng cho tàu biển; phương tiện thăm dò khai thác trên biển) |
QCVN 42:2015/BGTVT Sửa đổi 1:2017 QCVN 42:2015/BGTVT QCVN 64:2015/BGTVT |
3604.90.90 | TT 28/2012/TT-BGTVT TT 71/2015/TT-BGTVT TT 15/2018/TT-BGTVT LSA Code Công ước SOLAS 74 |
5 | Thang cho người lên/xuống thiết bị cứu sinh (Embarkation ladder) (dùng cho tàu biển; phương tiện thăm dò khai thác trên biển) |
QCVN 42:2015/BGTVT Sửa đổi 1:2017 QCVN 42:2015/BGTVT QCVN 64:2015/BGTVT |
44.21 | TT 24/2014/TT-BGTVT TT 71/2015/TT-BGTVT TT 15/2018/TT-BGTVT LSA Code Công ước SOLAS 74 |
6 | Thiết bị nâng hạ xuồng cứu sinh, cấp cứu, phao bè; Thiết bị nâng lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không. |
QCVN 42:2015/BGTVT Sửa đổi 1:2017 QCVN 42:2015/BGTVT QCVN 64:2015/BGTVT QCVN 23:2016/BGTVT QCVN 97:2016/BGTVT |
84.26 | TT 28/2012/TT-BGTVT TT 71/2015/TT-BGTVT TT 15/2018/TT-BGTVT LSA code Công ước SOLAS 74 |
9
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa | Quy chuẩn | Mã số HS | Văn điều bảnchỉnh QPPL |
Thiết bị nâng lắp đặt, sử dụng trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển. Cầu trục, cổng trục, cần trục chuyển tải, khung nâng di động và xe chuyển tải có chân chống. Cầu trục di chuyển trên cột cố định. Cần trục có cần đặt trên cột đỡ hoặc chân đế. Cần trục chạy trên bánh lốp. Các cần trục khác dùng để xếp dỡ. (dùng trong giao thông vận tải, cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt và phương tiện thăm dò khai thác trên biển) |
QCVN 96:2016/BGTVT QCVN 22:2018/BGTVT |
Số 152 - Công ước về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, 1979 (ILO) TT 10/2017/TT-BGTVT TT 09/2017/TT-BGTVT TT 08/2017/TT-BGTVT TT 27/2019/TT-BGTVT TT 35/2011/TT-BGTVT TT 21/2023/TT-BGTVT |
||
7 | Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng (không tham gia giao thông đường bộ; không áp dụng đối với xe nâng hàng di chuyển bằng đẩy hoặc kéo tay) |
QCVN 22:2018/BGTVT | 84.27 | TT 27/2019/TT-BGTVT TT 35/2011/TT-BGTVT TT 21/2023/TT-BGTVT |
8 | Máy nâng hạ, giữ, xếp dỡ khác (ví dụ: xe nâng người, thang máy nâng hạ theo chiều thẳng đứng, thang cuốn, băng tải, thùng cáp treo). Máy nâng hạ và băng tải hoạt động liên tục khác, để vận tải hàng hóa hoặc vật liệu. (dùng trong giao thông vận tải, cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt và phương tiện thăm dò khai thác trên biển) |
QCVN 22:2018/BGTVT | 84.28 | TT 27/2019/TT-BGTVT TT 35/2011/TT-BGTVT TT 21/2023/TT-BGTVT |
Các từ viết tắt trong Phụ lục này được hiểu như sau:
TT: Thông tư;
QPPL: Quy phạm pháp luật;
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia.
367/2024/QĐ-BKHCN về Danh mục SP chiếu sáng Led phải KTCL
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi, bổ sung nhóm sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED
tại Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
_____________
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành và Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG Lê Xuân Định |
Phụ lục
NHÓM SẢN PHẨM CHIẾU SÁNG BẰNG CÔNG NGHỆ LED
THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Quyết định số 367/QĐ-BKHCN ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
_____________________
STT |
Tên hàng hóa |
Tên QCVN |
Mã HS (theo Thông tư 31/2022/TT-BTC) |
Tên văn bản áp dụng |
Biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu |
10 |
Sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED |
10.1 |
Bóng đèn LED có ba-lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V |
QCVN 19:2019/BKHCN |
8539.52.10 8539.52.90 |
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN - Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN - Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN - Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN - Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN - Thông tư số 01/2022/TT-BKHCN |
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. - Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận. - Cơ quan kiểm tra: Cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ cấp tỉnh. |
10.2 |
Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng |
QCVN 19:2019/BKHCN |
8539.52.90 |
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN - Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN - Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN - Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN - Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN - Thông tư số 01/2022/TT-BKHCN |
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. - Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận. - Cơ quan kiểm tra: Cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ cấp tỉnh. |
10.3 |
Đèn điện LED thông dụng di động |
QCVN 19:2019/BKHCN |
9405.21.90 |
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN - Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN - Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN - Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN - Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN - Thông tư số 01/2022/TT-BKHCN |
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. - Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận. - Cơ quan kiểm tra: Cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ cấp tỉnh. |
10.4 |
Đèn điện LED thông dụng cố định |
QCVN 19:2019/BKHCN |
9405.11.91 9405.11.99 9405.21.90 |
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN - Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN - Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN - Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN - Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN - Thông tư số 01/2022/TT-BKHCN |
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. - Căn cứ để kiểm tra nhà nước dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động hoặc được thừa nhận. - Cơ quan kiểm tra: Cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ cấp tỉnh. |